Tài xế ô tô cần phải làm gì khi bị bắn tốc độ?

Hiện nay, cảnh sát giao thông (CSGT) đều được trang bị súng bắn tốc độ để theo dõi và bắt lỗi các phương tiện giao thông chạy quá tốc độ, trong đó có xe ô tô. Vậy khi bị bắn tốc độ, các bác tài xế cần phải làm gì?

 

Hiện nay khi đang chạy xe trên đường, không khó để lái xe bắt gặp hình ảnh CSGT đang sử dụng thiết bị súng bắn tốc độ. Đây là thiết bị đo tốc độ có thể ghi lại được hình ảnh đã được pháp luật cho vào Danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ thuộc Nghị định 165/2013/NĐ-CP.

Do đó, các bác tài xế cũng cần phải biết về quyền và nghĩa vụ của mình khi bị CSGT bắn tốc độ khi đang chạy xe để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh bị “hớ”.

Tài xế ô tô cần phải làm gì khi bị bắn tốc độ?

Tài xế xe ô tô chạy quá tốc độ có thể bị phạt tới 8 triệu đồng

Đầu tiên, khi bị bắn tốc độ và “tuýt còi”, tài xế hoàn toàn có quyền yêu cầu được xem lại hình ảnh, kết quả thu được về hành vi vi phạm của mình. Đồng thời phía CSGT sẽ phải ngay lập tức đáp ứng yêu cầu của người vi phạm để chứng minh. Riêng trường hợp không có ngay hình ảnh, kết quả ghi lại được thì người vi phạm có thể yêu cầu xem tại đơn vị khi đến nộp phạt. Quyền lợi này đã được ghi tại điểm a khoản 2 Điều 14 của Thông tư 01/2016/TT-BCA.

Ngay sau khi đã kiểm chứng về lỗi vi phạm chạy xe quá tốc độ của mình, các bác tài xế xe ô tô vi phạm sẽ phải nộp phạt theo quy định của Luật giao thông đường bộ được quyết định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP theo mức phạt mà mình vi phạm, cụ thể:

  • Chạy vượt quá tốc độ từ 5-10 km/h bị phạt từ 600.000 – 800.000 đồng
  • Chạy vượt quá tốc độ từ 10-20 km/h bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng
  • Chạy vượt quá tốc độ từ 20-35 km/h bị phạt từ 5 – 6 triệu đồng
  • Chạy vượt quá tốc độ từ 35 km/h trở lên bị phạt từ 7-8 triệu đồng

Như vậy, qua bài viết này độc giả có thể biết được quyền lợi và trách nhiệm của mình ra sao khi bị các chú áo vàng “thổi còi”. Đồng thời mọi người cũng có thêm kiến thức về pháp luật xe ô tô, qua đó sẽ không bị “phạt hớ”.