Trong trường hợp không may bị tai nạn, người điều khiển phương tiện hoặc người nhà cần nhanh chóng làm làm hồ sơ yêu cầu bồi thường để được cơ quan bảo hiểm duyệt và tri trả.
Khi mua xe ô tô, chủ xe thường phải đóng thêm một số khoản thuế bắt buộc, trong đó có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự xe cơ giới. Với loại bảo hiểm này sẽ bồi thường cho chủ xe những chi phí mà chủ xe đã hoặc sẽ phải chi trả cho Bên thứ 3 và Hành khách ngồi trên xe của chủ xe (xe có đăng ký kinh doanh vận tải) trong trường hợp bị thiệt hại như tai nạn.
Đồng thời, bảo hiểm sẽ chi trả các khoản chi phí sửa chữa/ phục hồi và các khoản đền bù tài sản xe khi xe khi bị đâm, va, lật đổ, chìm rơi, hỏa hoạn, cháy nổ, mất trộm mất cướp xe… nếu chủ xe có tham gia gói bảo hiểm Vật chất xe
Theo đó, các chủ sở hữu xe cần trang bị cho mình kiến thức về việc yêu cầu bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào để biết cách xử lý.
Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới có mức chi trả như thế nào?
Tai nạn xe ô tô, bảo hiểm chi trả như thế nào khách hàng?
Theo tin tức pháp luật, trường hợp Bên thứ ba (bên bị tổn thất do xe của chủ xe gây ra) bị thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản hoặc Hành khách ngồi trên xe của chủ xe (có đăng ký kinh doanh vận tải) thiệt hại theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới sẽ chi trả bồi thường.
Về mức tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường theo các mức thiệt hại khác nhau đã được quy định tại Điều 9 Nghị định 22/2016/TT-BTC. Cụ thể:
-Mức bồi thường cho thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạn.
-Mức bồi thường cho thiệt hại về tài sản do xe hơi, máy kéo, rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng là 100 triệu đồng/01 vụ tai nạn.
-Ngoài ra các thiệt hại về tải sản so xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra cũng được cơ quan bảo hiểm chi trả là 50 triệu đồng/01 vụ tai nạn.
Bên cạnh các mức bồi thường, chủ xe cũng cần phải lưu ý các trường hợp mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chi trả thiệt hại như sau:
– Chủ xe, lái xe hoặc của người thiệt hại cố ý gây ra thiệt hại;
– Tài xế cố ý bỏ chạy khi gây tai nạn, không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới;
– Tài xế không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp. Trường hợp người điều khiển phương tiện bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe…
Thủ tục chi trả bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới của doanh nghiệp
Bước 1: Hoàn thiện Hồ sơ bồi thường
Theo quy định của Điều 14 Nghị định 22/2016/TT-BTC: Hồ sơ bồi thường cần được hoàn thiện sớm với sự hợp tác của chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông.
Ngoài ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường hoặc tạo điều kiện, phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm để thu thập các tài liệu theo quy định khoản 6 Điều 17 Nghị định này.
Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết yêu cầu bồi thường
Về việc giải quyết yêu cầu bồi thường sẽ thực hiện theo thời gian đã được quy định:
Chủ xe cơ giới phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm để được hướng dẫn, hỗ trợ khi gặp sự cố, đồng thời gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định và hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian 5 ngày kể từ ngày tai nạn xảy ra. Trừ trường hợp bất khả kháng có thể lùi lại ít ngày.
– Sau khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán bồi thường trong vòng 15 ngày và không quá 30 ngày nếu phải xác minh hồ sơ.
Đối với trường hợp từ chối bồi thường, bên bảo hiểm phải có văn bản thông báo rõ lý do từ chối bồi thường đến chủ xe cơ giới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.