Ô tô chữa cháy có được đi ngược chiều trên đường cao tốc?

Trong trường hợp bất khả kháng, xe chữa cháy nói riêng và xe ưu tiên nói chung được phép đi ngược chiều trên đường cao tốc và không bị hạn chế tốc độ.

 

Ô tô chữa cháy có được đi ngược chiều trên đường cao tốc?

Ô tô chữa cháy (xe cứu hỏa) được phép đi ngược chiều trên cao tốc

Theo tin tức luật xe ô tô, tại Điều 22 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định rất rõ, các loại xe ưu tiên bao gồm cả xe chữa cháy khi đang đi làm nhiệm vụ đều được phép đi ngược chiều, không bị hạn chế tốc độ kể cả khi có đèn đỏ. Các loại phương tiện được ưu tiên như vậy chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Tuy nhiên, dù được ưu tiên lưu thông trước nhưng tất cả các tài xế lái những loại phương tiện này đều phải chấp hành đủ tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định.

Theo đó, tất cả các phương tiện tham gia giao thông khác nếu thấy tín hiệu xe được ưu tiên như xe chữa cháy phải nhanh chóng chủ động giảm tốc độ, tránh vào lề hoặc dừng lại sát vào mép đường để nhường đường cho xe ưu tiên. Trong trường hợp xe cứu hỏa đi ngược chiều, cụ thể là đi ngược chiều trên đường cao tốc thì cần phải chủ động quan sát để có thể đảm bảo an toàn cho mình và cả những phương tiện khác đang lưu thông trên cùng tuyến đường đó.

Ngoài Luật giao thông đường bộ, quy định cho xe chữa cháy được phép đi ngược chiều còn được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Riêng các trường hợp không phải xe ưu tiên nhưng phương tiện đó tương tự xe ô tô mà người điều khiển xe đi ngược chiều sẽ bị phạt từ 7 – 8 triệu đồng. Nội dung này đã được ghi rõ tại khoản 8 Điều 5 của Nghị định 46.