Trong 4 trường hợp dưới đây, lái xe ô tô sẽ bị phạt nếu không bật đèn xi-nhan.
Lái xe ô tô sẽ bị phạt xi-nhan trong trường hợp nào?
Luật giao thông đường bộ quy định, tài xế ô tô sẽ bị phạt tiền khi không tuân thủ bật đèn xi-nhan và giảm tốc độ trong những trường hợp như:
– Khi xe chuyển hướng (rẽ trái, rẽ phải, quay đầu xe)
– Khi vượt xe khác (xin vượt cần có đèn tín hiệu hoặc còi xe, lưu ý không kéo còi trong khu đô thị và khu dân cư từ 10 giờ đêm – 5 giờ sáng)
– Khi chuyển làn đường
– Khi chuyển bánh từ điểm đầu hoặc vỉa hè ra đường.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, nếu lái xe không xi-nhan trong 4 trường hợp trên sẽ bị cảnh sát giao thông lập biên bản và xử phạt. Trong trường hợp vi phạm:
– Ô tô chuyển làn không đúng nơi hoặc không có tín hiệu đèn sẽ bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.
– Ô tô chuyển hướng không giảm tốc độ và không xi-nhan (trừ khi xe di chuyển theo hướng cong của đường bộ không giao nhau) bị phạt tiền 600.000 – 800.000 đồng.
– Ô tô chuyển làn không đúng điểm cho phép và không xi-nhan trên cao tốc bị phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 đồng.
Bên cạnh đó, việc bật xi-nhan sớm hoặc không tắt xi-nhan tuy không bị phạt nhưng thường khiến người tham gia giao thông khác phản cảm, không hiểu được suy nghĩ của tài xế, vì thế dễ gây các nguy cơ va chạm. Các chuyên gia khuyến cao, tài xế nên giảm tốc độ khi đến điểm rẽ và chỉ nên xi-nhan trước từ 25-30m và tắt xi-nhan khi đi quá điểm rẽ từ 5-10 m.
Trong trường hợp ô tô bật đèn xi-nhan khi đi qua vòng xuyến, các chuyên gia cho rằng đây là hành động cần thiết nhưng không áp đặt. Tài xế nên nắm rõ quy rắc “vào trái, ra phải” khi tiếp cận vòng xuyến, tức là vào thì xi-nhan trái và ra thì xi-nhan phải. Việc bật xi-nhan cũng giảm nguy cơ va chạm khi đi theo đường cong hoặc lùi xe vào ngõ hay ngã 3.