10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết

Vào dịp Tết Nguyên đán, việc siết chặt luật lệ giao thông luôn được nhà nước quan tâm hơn ngày thường. Do đó, tài xế Việt cần tránh những lỗi dưới đây để không bị mất tiền oan:

1. Chạy quá tốc độ

– Đối với xe mô tô, xe máy:

10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết 1

Tổng hợp 10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết

Dịp Tết, đường phố vắng vẻ khiến nhiều tài xế chủ quan và chạy quá tốc độ. Với lỗi này, xe vượt quá 5 – 10 km/h sẽ bị phạt từ 300 – 500.000 đồng, từ 10 – 20 km/h phạt 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng. Trong nội thành thì mức phạt có thể lên đến 1,4 – 2 triệu đồng.

Khi vượt quá 20 – 35 km/h, người lái bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước giấy phép lái xe (GPLX) 30 ngày. Theo điểm a khoản 6 điều 8, xe vượt quá 35 km/h bị phạt từ 4 – 6 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 60 ngày.

– Đối với ô tô:

Người lái ô tô khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 – 10 km/h bị phạt tiền từ 600 – 800.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn giao thông có thể bị tước GPLX từ 2 đến 4 tháng. Xe vượt quá tốc độ từ 10 – 20 km/h phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tài xế chạy quá tốc độ từ 20 – 35 km/h phạt tiền từ 5 triệu đến 6 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Xe vượt quá 35 km/h sẽ bị phạt từ 7 đến 8 triệu đồng, hình phạt bổ sung tước GPLX 1 đến 4 tháng.

2. Không chấp hành đèn tín hiệu giao thông

10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết 2

Người điều khiển phương tiện thường xuyên mắc lỗi này trong những ngày đầu năm mới, nguyên nhân là do lượng xe cộ thưa thớt và cảnh sát giao thông ít xuất hiện. Tuy nhiên, nếu chẳng may bị “tuýt còi”, người lái xe máy sẽ bị xử lý theo điểm c, khoản 4, điều 6 và tịch thu GPLX 30 ngày; đối với xe ô tô sẽ áp dụng theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 800 nghìn đến 1.200.000 đồng, đồng thời bị tịch thu GPLX 30 ngày.

3. Điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia

10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết 3

Vào những ngày đầu xuân, việc chúng ta chung vui một hoặc vài chai bia với gia đình, bạn bè là không thể tránh khỏi. Nhiều người còn cho rằng uống một ly bia sẽ không ảnh hưởng gì đến khả năng cầm lái cũng như vi phạm luật. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, chỉ cần trong hơi thở của bạn có chất cồn thì sẽ bị xử phạt như sau:

– Đối với xe mô tô, xe máy:

Nghị định 171/2013/NĐ-CP có nêu rõ: Người điều khiển mô tô, xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg – 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg – 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 500 nghìn – 1 triệu đồng (theo điểm b, khoản 5, điều 6) và tịch thu GPLX 30 ngày.

Trường hợp điều khiển xe mô tô, xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở thì phạt tiền từ 2 triệu – 3 triệu đồng (điểm e, khoản 6, điều 6), đồng thời tịch thu GPLX 60 ngày.

– Đối với xe ô tô:

Đối với người điều khiển xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg – 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg – 0,4 mg/1 lít khí thở thì mức phạt là 7 – 8 triệu đồng.

Trường hợp người điều khiển ô tô trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời tịch thu GPLX trong 60 ngày.

Ngoài ra, theo Nghị định 46 về vi phạm nồng độ cồn, người điều khiển ô tô vi phạm mức cao nhất có khả năng bị phạt đến 18 triệu đồng và tước GPLX tối đa 6 tháng (mức phạt cũ là 15 triệu). Đối với người điều khiển mô tô, xe máy thì mức phạt cao nhất lên đến 4 triệu đồng và tước GPLX 5 tháng (mức phạt cũ là 3 triệu đồng, tước GPLX 2 tháng).

4. Quay đầu xe không đúng nơi quy định

10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết 4

Theo Điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/8/2016 quy định:

Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:

– Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư.

– Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường dốc, hẹp, đường cong bị che khuất tầm nhìn và nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”.

Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng đối với người điều khiển ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:

– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trường hợp gây tai nạn sẽ tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

Phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:

– Dừng, đỗ xe, quay đầu xe không đúng nơi quy định gây cản trở giao thông.

– Quay đầu xe, lùi xe trên cao tốc, nếu gây tai nạn sẽ bị tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

– Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định, nếu gây tai nạn sẽ tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

  • Xem thêm:Tổng hợp các mức phạt dưới 6 triệu đồng mà lái xe ô tô cần ghi nhớ

5. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều

10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết 9

Theo Điểm i, Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:

– Đối với xe mô tô, xe máy:

Người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (trừ phương tiện được ưu tiên làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định) bị phạt tiền từ 300 – 400.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn sẽ tịch thu GPLX từ 2 – 4 tháng.

– Đối với ô tô:

Người điều khiển ô tô đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (trừ xe ưu tiên làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định) bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Hình thức phạt bổ sung là tước GPLX từ 1 đến 3 tháng.

Trường hợp người điều khiển ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 7 đến 8 triệu đồng, đồng thời tước GPLX trong 4 – 6 tháng.

6. Đi sai làn đường quy định

10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết 4

– Đối với xe mô tô, xe máy:

Theo điểm g, khoản 4, điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2016, người điều khiển xe máy đi sai làn đường quy định sẽ bị phạt từ 300 – 400.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn thì bị tước GPLX từ 2 – 4 tháng (mức phạt cũ là 200 – 400 nghìn đồng và tước GPLX trong 2 tháng).

– Đối với xe ô tô:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:

+ Điều khiển ô tô không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển ô tô trên vỉa hè, trừ trường hợp lái xe trên hè phố để vào nhà. Hình phạt bổ sung là tước GPLX từ 1 đến 3 tháng, nếu gây tai bạn thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng.

7. Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông

10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết 6

– Đối với xe mô tô, xe máy:

Người điều khiển xe mô tô, xe máy và các loại xe tương tự như xe mô tô, xe máy khi tham gia giao thông mà sử dụng điện thoại di động sẽ bị phạt từ 100 – 200.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn thì bị tước GPLX từ 2 – 4 tháng.

– Đối với xe ô tô:

Theo điểm I, khoản 3, điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô khi sử dụng điện thoại di động trong lúc chạy xe bị phạt từ 600 – 800.000 đồng.

8. Không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông

10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết 7

Tại khoản 1, điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ- CP, người điều khiển, người ngồi trên ô tô và các loại xe tương tự ô tô sẽ phạt tiền từ 100 – 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau:

– Không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

– Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Mục đích của việc xử phạt là nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những hành khách ngồi trên ô tô, không riêng tài xế và người ngồi ghế trước. Bởi vì đa số người ngồi ghế sau đều không thắt dây an toàn, dù trên các loại ô tô đều trang bị đầy đủ.

Được biết, việc người ngồi ghế sau không thắt dây an toàn sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn người ngồi phía trước nếu xảy ra tai nạn. Theo Viện Bảo hiểm An toàn Giao thông đường bộ Mỹ (IIHS), đai an toàn có tác dụng giảm thương tích hơn cả túi khí và đã cứu sống khoảng 14.000 người Mỹ vào năm 2015.

9. Các lỗi đối với taxi

Vào dịp lễ, Tết, nhu cầu đi taxi của người dân ngày càng tăng cao. Theo những người có kinh nghiệm lái ô tô, tài xế taxi cũng cần lưu ý các mức phạt để tránh mất tiền đầu năm mới.

Cụ thể, quy định phạt tiền từ 2 – 6 triệu đồng đối với taxi chở khách không có hộp đèn “TAXI” hoặc có nhưng không tác dụng; không gắn cố định trên nóc xe theo quy định; không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp không đúng quy định; không có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền cước theo quy định tại điểm d, khoản 3 và điểm a, khoản 6, điều 28, Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

10. Xe bánh xích, xe máy kéo, ô tô chở khách, xe quá tải có thể bị phạt tới 16 triệu đồng

10 lỗi vi phạm giao thông thường bị “tuýt còi” dịp Tết 8

Các mức phạt đối với những phương tiện trên được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với xe có tổng trọng lượng hoặc tải trọng trục xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường trên mức 20 – 50%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

– Phạt tiền từ 5 – 7 triệu đồng đối với xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50 – 100%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

– Phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng đối với xe vượt tải trọng trên mức 100 – 150%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

– Phạt tiền từ 14 -16 triệu đồng đối với xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%, trừ trường hợp có giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Mong rằng những thông tin mà PjicoSaigon.vn chia sẻ sẽ giúp cánh tài xế cùng gia đình có kì nghỉ Tết vui vẻ và an toàn.