Gần đây, Bộ Tư pháp đã có yêu cầu xử lý vấn đề ngừng đăng kiểm ô tô do chưa nộp phạt nguội theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT. Thế nhưng Cục Đăng kiểm lại khẳng định rằng đơn vị đã không dùng Thông tư 70 để từ chối đăng kiểm.
Khoản 6, Điều 4, Thông tư 70 quy định: “Hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới: 6… kiểm định khi đã có văn bản đề nghị không kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc xe có vi phạm đã cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định”.
Xử lý nghiêm vì lý do không thỏa đáng
Bộ Tư pháp yêu cầu Bộ GTVT xử lý nghiêm việc dừng đăng kiểm ô tô do chưa nộp "phạt nguội"
Theo quy định ban hành, lời giải thích của Cục Đăng kiểm là chưa chính xác so với Luật Giao thông đường bộ 2008. Cụ thể, ở khoảng 3 Điều 55, Luật yêu cầu các loại xe 4 bánh, rơ moóc và sơ mi rơ moóc được ô tô tham gia giao thông đường bộ kéo đi phải vượt qua vòng kiểm tra định kỳ về bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quy định và tiến hành kiểm định xe cơ giới dựa trên khoản 6 Điều 55.
Chính vì vậy, vấn đề kiểm định chỉ thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng kiểm và chủ phương tiện. Theo đó, chủ phương tiện có nghĩa vụ đưa phương tiện đi kiểm tra định kỳ và cơ quan đăng kiểm phải tiến hành rà soát kĩ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc kiểm tra ô tô thường xuyên có thể không được chủ phương tiện và cơ quan kiểm định thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 4 Thông tư 70, trường hợp “không kiểm định khi có đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc xe có vi phạm đã cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định” cũng không đủ căn cứ pháp lý về thẩm quyền.
Luật Giao thông đường bộ đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT thực hiện việc quy định và tổ chức kiểm xe cơ giới, thế nhưng Luật lại không quy định về trường hợp không kiểm định cũng như bắt buộc Bộ trưởng ra quy định về trường hợp này. Vì lẽ đó, Bộ Tư pháp nhận thấy rằng những quy định trên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch. Thông qua khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ, các xe cơ giới muốn tham gia giao thông cần được kiểm tra kĩ độ an toàn và thân thiện với môi trường, nếu không kiểm định vì những lý do khác với quy định trên thì cần cân nhắc một cách thận trọng.
Nhằm khẳng định tính chính xác và rõ ràng của văn bản, Bộ Tư pháp yêu cầu Bộ GTVT phải xử lý nghiêm những quy định chưa phù hợp theo khoản 6/Điều 4/Thông tư 70.
Sự mâu thuẫn khó hiểu
Vừa qua, ông Nguyễn Hữu Trí – Phó Cục trưởng Cục Đăng Kiểm – cho biết đơn vị không chấp hành Thông tư 70 mà áp dụng theo khoản G, Điều 27, Nghị định 63/2016/NĐ-CP.
Trong đó, cơ quan đăng kiểm phải “thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông, tình trạng kỹ thuật của phương tiện và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền”. Thế nên trung tâm đăng kiểm vẫn quyết định không kiểm tra đối với những xe chưa nộp phạt nguội.
Phát ngôn này của Phó Cục Đăng kiểm hoàn toàn mâu thuẫn với trước đây, khi ông một mực khẳng định việc từ chối đăng kiểm xe là dựa vào Thông tư 70. Không những vậy, Thông tư còn có đầy đủ cơ sở để chứng minh cho việc đó.
Ngược lại, Nghị định 63 chỉ quy định về điều kiện kinh doanh xe cơ giới, chưa đủ căn cứ để từ chối việc kiểm định xe ô tô.
Theo Trưởng phòng Cảnh sát giao thông – PC67 Công an TP.HCM, hiện thành phố vẫn chưa có sự thống nhất giữa cơ quan đăng kiểm và cảnh sát giao thông về vấn đề phạt nguội. Ngoài trung tâm đăng kiểm, các cơ quan chức năng khác như BOT, điểm sát hạch ô tô, đăng ký xe… đều có thể phối hợp với công an TP.HCM trong vấn đề này.
Trung tá Huỳnh Trung Phong chia sẻ: “Quan điểm chúng tôi là không gây khó cho người dân, tạo điều kiện tốt nhất để người dân hỗ trợ chúng tôi. Chúng tôi sẽ xây dựng cơ chế làm sao đúng với quy định của pháp luật mà phát huy hiệu quả và không ảnh hưởng đến hoạt động của người dân”.
Hiện tại, việc cần làm là Bộ trưởng Bộ GTVT phải xử lý nghiêm dựa trên điều khoản được Bộ Tư pháp đề nghị nhằm đem lại sự rõ ràng, minh bạch cho việc không đăng kiểm ô tô thay vì tìm mọi cách để lách luật.