Theo quy định của Bộ Công an, tuỳ từng trường hợp cảnh sát mới được “hoá trang” mặc thường phục khi làm nhiệm vụ tuần tra giao thông. Khi phát hiện hành vi vi phạm, công an mặc thường phục không được trực tiếp phạt mà phải báo cáo ngay cho đội tuần tra mặc sắc phục.
Được biết đã có không ít trường hợp người tham gia giao thông bị yêu cầu dừng xe và di chuyển vào chốt cảnh sát để xử lý. Trường hợp này đã gây ra không ít tranh cãi trong dư luận xã hội bởi còn khá nhiều người dân chưa hiểu rõ luật. Do đó, PjicoSaigon.vn sẽ giải đáp khúc mắc và cung cấp thêm những kiến thức về Luật Giao thông đường bộ giúp độc giả nắm bắt tốt hơn.
CSGT mặc thường phục có được xử phạt người tham gia giao thông?
Tin tức pháp luật xe ô tô cho biết, hoạt động lực lượng mặc thường phục để dễ dàng phát hiện vi phạm của người tham gia giao thông được diễn ra thường xuyên, 24/24h và tất cả các ngày trong tuần. Việc này nhằm mục đích theo dõi sát sao và nghiêm minh xử phạt các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức của người dân. Tại điều 9, thông tư 01/2016/TT-BCA cũng đã quy định rất rõ về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông như sau:
1. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
- Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
- Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.
2. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại Khoản 1 Điều này;
- Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
- Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;
- Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;
- Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;
- Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”
Như vậy có thể thấy, không phải trường hợp nào cảnh sát cũng được hoá trang mặc thường phục, đặc biệt là không được trực tiếp xử phạt người vi phạm giao thông. Thay vào đó, cảnh sát viên mặc thường phục chỉ khi người đó là trưởng phòng cảnh sát giao thông hoặc trưởng công an từ cấp huyện trở lên có kế hoạch cụ thể. Khi phát hiện ra các đối tượng vi phạm, công an cải trang mặc thường phục không được xử phạt trực tiếp mà phải thông báo cho bộ tuần tra, kiểm soát công khai để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, những người này phải phối hợp chặt chẽ với cảnh sát mặc sắc phục, tức không được hoạt động riêng rẽ, độc lập. Quy định tại điều 9 cũng nêu rõ nghiêm cấm sự lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát kết hợp với hoá trang để gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức Nhà nước. Những trường hợp như vậy người vi phạm cần hết sức cẩn thận để không bị kẻ xấu lợi dụng, giả dạng công an nhằm thu lợi bất chính, đồng thời gây mất trật tự, an ninh xã hội.
Hơn nữa, trường hợp bị cảnh sát giao thông “thổi phạt” nhưng không phục với các quyết định đó, chủ phương tiện hoàn toàn có thể khiếu nại lên cấp trên để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, trước khi khiếu nại, người bị xử phạt vẫn phải chấp hành nộp phạt trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nhận được quyết định xử phạt.