Vô-lăng ô tô bị khóa chặt có tác dụng phòng ngừa trộm cắp nhưng đôi khi cũng khiến nhiều người hoảng sợ gọi “cứu hộ”.
Thói quen cố xoay vô-lăng dù xe đã tắt máy hoặc đỗ xe bánh lái không thẳng và tắt máy sẽ khiến vô-lăng ô tô bị khóa
Đã có không ít trường hợp tài xế không thể xoay vô-lăng dù đã nổ máy xe, đặc biệt là những người có kinh nghiệm lái xe ô tô còn non và phụ nữ. Sau đó họ đã phải hốt hoảng gọi “cứu hộ” đến để sửa xe. Các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô cũng cho biết, khi xảy ra hiện tượng này tức là vô-lăng xe của bạn đã bị khóa lại. Tuy nhiên, nếu ai gặp phải tình huống này cũng không phải quá lo lắng vì đó chỉ là một tính năng giúp người dùng phòng tránh mất cắp ô tô.
Hầu hết các mẫu xe hơi mới hiện nay đều được các nhà sản xuất thiết kế hệ thống lái trợ lực điện. Khi xe đã tắt máy, động cơ không hoạt động dẫn đến bơm dầu thủy lực hỗ trợ sẽ mất nguồn cung cấp năng lượng, do đó mà hệ thống này sẽ khiến cho tay lái bị nặng. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động này không đủ để khóa vô-lăng lại mà là do một lực nào đó mạnh hơn tác động vào.
Để có một lực mạnh tác động vào vô-lăng bị khóa lại thì chỉ có tay lái của tài xế. Đây là thói quen lái xe không tốt của tài xế vẫn thường hay cố xoay vô-lăng dù xe đã tắt máy. Ngoài ra còn một số trường hợp đỗ xe bánh lái không thẳng và tắt máy cũng khiến cho vô-lăng bị khóa. Các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô đã khuyến cáo các tài xế không nên đánh lái “chết” khi chưa nổ máy động cơ và ên đánh lái thẳng khi đỗ xe.
Nếu đã vô tình rơi vào tình huống vô-lăng bị khóa này thì cách “cứu hộ” ngay lập tức mà không cần nhờ đến thợ sửa chữa là dùng chìa khóa cơ. Tuy nhiên, nếu chỉ cắm chìa khóa cơ vào ổ vô-lăng đang bị khóa sẽ rất khó mà cần kết hợp đồng thời lắc nhẹ vô-lăng để lách được chìa khóa vào.
Như vây, qua bài viết trên đây, PjicoSaigon.vn hi vọng sẽ không có độc giả nào sơ suất rơi vào tình huống khóa vô-lăng mà phải gọi cứu hộ như vậy.