Lái xe ô tô cần bật đèn xi-nhan khi nào để không bị phạt?

Người điều khiển phương tiện giao thông khi muốn chuyển hướng cần giảm tốc độ và bật tín hiệu báo rẽ. Những trường hợp không bật xi-nhan hoặc chuyển làn đường không đúng chỗ đều bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp phải bật đèn xi-nhan

Các trường hợp phải bật đèn xi-nhan 1

Lái xe ô tô cần bật đèn xi-nhan khi nào để không bị phạt?

Luật giao thông đường bộ quy định, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền khi không bật đèn xi-nhan hoặc giảm tốc trong những trường hợp sau:

– Khi xe chuyển hướng (rẽ trái, rẽ phải, quay đầu xe).

– Vượt xe khác (khi xin vượt cần bật đèn tín hiệu hoặc còi xe, lưu ý không kéo còi trong khu dân cư và khu đô thị từ 10h đêm đến 5h sáng).

– Chuyển làn đường.

– Chuyển bánh từ vị trí đỗ hoặc chạy sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.

Mức phạt khi không bật đèn xi-nhan

Theo Nghị định 46/2016, người điều khiển ô tô khi không bật đèn xi-nhan sẽ chịu mức phạt như sau:

– Người điều khiển ô tô không chuyển làn đường đúng nơi quy định hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng.

– Người điều khiển ô tô khi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.

– Người điều khiển ô tô chuyển làn đường không đúng nơi quy định hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng.

Những lưu ý khi bật đèn xi-nhan

Những lưu ý khi bật đèn xi-nhan 2

Khi bật đèn xi-nhan, tài xế cũng cần lưu ý những điều sau:

– Trường hợp đi theo đường cong, người điều khiển ô tô cua theo đường cong không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn thì vẫn xem là đang đi trên đường thẳng (theo một hướng), không gây nguy hiểm cho phương tiện đi cùng chiều hoặc chiều ngược lại thì không cần bật đèn tín hiệu.

– Trường hợp đi qua vòng xuyến, tài xế cần tuân thủ nguyên tắc “vào trái, ra phải”, tức là khi vào vòng xuyến thì xi-nhan trái, ra khỏi thì xi-nhan phải.

– Khi lùi theo đường cong (lùi vào ngõ, hẻm), người điều khiển xe hơi phải bật tín hiệu như khi tiến vì lúc đó muốn chuyển hướng xe.

– Khi đi qua ngã 3 chữ Y, nếu có biển báo rẽ thì bật đèn xi-nhan như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng về phía bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan.

Theo các chuyên gia, Luật giao thông đường bộ chưa quy định khoảng cách buộc phải bật đèn xi-nhan trước khi chuyển hướng. Song, người lái bật đèn sớm hoặc tắt muộn quá đều không tốt, gây khó hiểu cho phương tiện khác. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên bật xi-nhan trước khoảng 25-30m nếu giảm tốc độ khi vào chỗ rẽ. Sau khi rẽ xong, bạn cũng duy trì thêm 5-10m ở vị trí lái thẳng rồi mới tắt xi-nhan.

  • Xem thêm: Qua vòng xuyến có cần bật xi-nhan?