Sau khi vận hành trong thời gian dài trên các cung đường xấu, cao su càng có khả năng bị vỡ hay vỏ bánh xe hơi có thể bị phù, dẫn đến hiện tượng góc đặt bánh bị lệch. Nếu độ lệch quá lớn, tình trạng mòn lốp, đánh lái thiếu chính xác hay xỉa lái sẽ xuất hiện. Các tài xế hãy thường xuyên kiểm tra độ lệch góc bánh ngay tại nhà để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Độ chụm bánh xe (Toe)
Kinh nghiệm tự kiểm tra độ lệch góc đặt bánh xe hơi tại nhà
Đây là cụm từ chỉ khoảng cách đo từ đằng trước/sau giữa 2 má lốp. Với ô tô mới, khoảng cách này bằng 0 (bánh xe song song). Song, nếu khoảng cách đo được giữa 2 má lốp trước và sau khác nhau thì tình trạng Toe-in (trước ngắn hơn sau tạo ra độ chụm dương) và Toe-out (trước lớn hơn sau tạo ra độ chụm âm) sẽ xuất hiện. Cả hai tình trạng này đều tác động tiêu cực đến lốp xe. Bộ phần này sẽ bị ăn mòn trong và ngoài lần lượt tùy độ chụm âm hay dương. Kiểm tra độ chụm khá đơn giản, vì vậy, chủ xe có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách chuẩn bị như sau:
Để xe rỗng (không chất hàng hóa) và bơm lốp xe đúng áp suất chuẩn với yêu cầu của hãng. Chỉnh hai thanh routine thẳng hàng và dài bằng nhau (xe Volkswagen và Audi đã được chỉnh cố định sẵn). Đặt xe tại vùng bằng phẳng và giữ vô lăng thẳng. Đẩy xe tiến lên phía trước vài mét rồi tự dừng (không phanh). Cân bằng phuộc bằng cách nhấn ca-pô vài lần (tới bước này, không ngồi lên xe hay chạm vô lăng).
Tiến hành kiểm tra:
Hai người dùng một sợi dây dài để kéo ngang vơi lốp trước (cố gắng căn gần trung tâm). Dùng thước kẻ và phấn để đánh dấu độ cao và vị trí dây trên bề mặt lốp. Đồng thời, đánh dấu ngay trên dây nơi má ngoài của lốp tiếp xúc với dây. Lặp lại tương tự với lốp sau (cố đo ở vị trí song song với điểm đánh dấu ban đầu). 4 điểm trên dây trùng nhau chứng tỏ độ chụm chuẩn. Ngược lại, tùy độ lệch mà độ chụm dương hay âm. Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn đẩy bánh xe lên trước nửa vòng rồi đo lại như các bước trên.
Góc Camber
Quan sát từ đằng trước, nếu góc giao nhau giữa bánh xe và mặt đường vuông góc thì tương đương góc Camber bằng 0 (được tính bằng đơn vị độ và phút). Góc Camber này có chỉ số dương khi nó đổ ra phía ngoài và ngược lại là âm. Nếu góc Camber mất trạng thái cân bằng là 0, khả năng bám đường của phương tiện sẽ bị giảm. Điều này rất nguy hiểm nếu lưu thông trong tình trạng đường trơn. Vì vậy, chủ xe nên kiểm tra góc Camber tại nhà bằng các bước sau:
Đo cả hai bánh để xác định độ lệch của góc Camber. Chuẩn bị thước tam giác cao ngang lốp xe (thước này phổ biến trong lĩnh vực xây dựng) hoặc có thể thay thế bằng tấm bìa cứng đúng 90 độ. Đặt vuông góc với phần lốp sao cho cạnh góc vuông dài tiếp xúc với thành lốp, cạnh còn lại song song mặt đất. Ghi lại khoảng hở ra giữa thước và lốp (có thể hở trên hoặc dưới). So sánh với thông tin của hãng xe, nếu thấy khác biệt thì nên đưa ra cho thợ cân chỉnh góc.
Góc Caster
Đây là góc được tạo ra bởi trục lái và trục dọc của bánh, ít chịu ảnh hưởng nên không cần chỉnh nhiều. Bánh xe thông thường sẽ nằm ở trung tâm vòm bánh, song, nếu bị lệch sẽ dẫn tới tình trạng "nhao lái". Hệ thống giảm sóc chính là yếu tố tác động chính lên góc Caster. Khi phuộc xe bị yếu hay thay phuộc xe mới thì trước hết bạn nên chỉnh góc Caster lại cho chuẩn.