Bài học dùng điện thoại khi đổ xăng gây cháy nổ, nguyên nhân tại sao?

Tại bất kỳ cây xăng nào ta cũng thấy biển báo cấm sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người không tuân thủ vẫn sử dụng điện thoại khi đang đổ xăng gây ra cháy nổ khiến không ít người sử dụng ô tô hoang mang, đặc biệt mới đây đã xảy ra một vụ nổ ô tô khi đang đổ xăng rất nghiêm trọng. Vậy khi đó, cháy nổ là do đâu?

Theo tin tức ô tô, mới đây đã xảy ra một vụ nổ xe ô tô nghiêm trọng khi đang đang đổ xăng. Điều đáng chú ý là chiếc ô tô này nổ như bom mà không có tia lửa hay đám cháy nào xuất hiện. Theo chia sẻ của người đăng tải đoạn video, nguyên nhân khiến chiếc xe bất ngờ phát nổ do có người sử dụng điện thoại di động.

Vụ nổ gây chấn động dư luận này được dự đoán là có một cậu bé ngồi bên trong sử dụng điện thoại chơi game hoặc gọi điện thoại khi vị phụ huynh đang đổ xăng bên ngoài. Vụ nổ xảy ra do sóng điện thoại kích hoạt.

video

Video vụ nổ ô tô vì người sử dụng điện thoại khi đang đổ xăng

Đây không phải là vụ nổ đầu tiên, cũng đã có khá nhiều vụ nổ xe, đặc biệt là ô tô khi đang đổ xăng do sử dụng điện thoại trong khi cũng đã có rất nhiều cảnh báo và biển báo cấm sử dụng tại cây xăng. Vậy nguyên nhân gây ra nổ xe là gì? Tìm hiểu về nguyên nhân này, các chuyên gia cũng đã nghiên cứu và cho rằng, khi đổ xăng, chỉ cần điện thoại đổ chuông là có nguy cơ bởi mạch sẽ bắt tín hiệu và phát ra tia lửa điện.

Cụ thể hơn, khi điện thoại ở chế độ im lặng không sử dụng sóng điện thoại chỉ có công suất thấp nên không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nhưng khi điện thoại hoạt động điện thoại và cả trạm BTS đều phát ra sóng rất cao, thậm chí, công suất sóng của điện thoại lúc này có thể lên đến 1W. Ngoài ra còn tùy thuộc vào các nhà mạng, loại điện thoại khác nhau để có các công suất khác nhau. Tuy nhiên, công suất sóng khi máy đang hoạt động có thể cao gấp vài trăm lần công suất máy khi không dùng.

  • Điều cần biết về cháy nổ giữa xe xăng và xe điện

Khi điện thoại chỉ cần đổ chuông, nguy cơ mạch sẽ bắt tín hiệu và phát ra tia lửa điện. Còn nếu đổ chuông trong túi quần thì vẫn có khả năng an toàn, do cách biệt với hơi xăng. Ngoài ra, xăng có nồng độ cháy khá thấp. Chỉ cần có khoảng 5% hơi xăng trong không khí là có thể đã bắt lửa cháy.

Vì thế, để an toàn, mọi người nên gọi hoặc nghe điện thoại cách cột bơm xăng ít nhất 50m. Nhưng những khi gió mạnh khoảng cách này có thể được xem là tương đối. Còn khi gió nhẹ, hơi xăng ít bị phát tán hơn nên nguy cơ vẫn còn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Kỹ năng lái xe đường dài an toàn
  • Nỗi sợ chung của những người mới mua ô tô
  • Dụng cụ đơn giản giải cứu ô tô bị sa lầy
  • Tổng hợp 15 thói quen kỹ thuật xấu của người Việt khiến ô tô nhanh hỏng